“Vì Đức Chúa Trời yêu-thương thế-gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài,
hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư-mất mà được sự sống đời." Giăng 3:16

Nghiên Cứu Chỉ Ra Người Tin Chúa Dễ Dàng Vượt Qua Ung Thư Hơn


Một khám phá đầy đột phá chỉ ra rằng những bệnh nhân ung thư có đức tin sâu đậm nơi Chúa sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những tác động vật lý cũng như tinh thần từ triệu chứng của bệnh hơn so với người không tin Chúa.
Một bản báo cáo dài 3 phần được tờ báo CANCER công bố với nội dung nghiên cứu về sự tác động của niềm tin tôn giáo lên thể trạng vật lý và tinh thần cũng như sức khỏe xã hội của hơn 44,000 bệnh nhân ung thư. Điều mà nghiên cứu này chỉ ra có lẽ không quá hoàn toàn bất ngờ với nhiều người: những người có đức tin mạnh mẽ nhất tuyên bố rằng họ khỏe mạnh hơn và có tinh thần tốt hơn, trải qua ít các triệu chứng của ung thư cũng như quá trình điều trị hơn.
Những người có đức tin vững chắc nơi Chúa cũng luôn ở tình trạng cảm xúc và mức độ liên kết xã hội tốt hơn, chịu ít lo lắng hơn rõ rệt, ít trầm cảm và phiền muộn hơn so với người không tin Chúa.
Bác sĩ John Salsman của trường y Wake Forest School giải thích, “Bản chất thuộc linh vững mạnh có liên kết với việc trải qua ít lo lắng, trầm cảm hay phiền muộn hơn, đây là điều không quá bất ngờ. Ngoài ra, mức độ phiền muộn sẽ là lớn hơn nếu như bạn cảm thấy không được kết nối với Chúa hoặc một cộng đồng tôn giáo, điều này cũng liên quan đến sự phiền muộn trong tâm thần và những cảm xúc nghèo nàn hơn”.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với những người tin vào lòng thương xót và sự thứ tha của Chúa đều có thể duy trì các mối quan hệ cho dù có bệnh tật đi chăng nữa. Họ còn cảm nhận được sự thỏa mãn cảm xúc nhiều hơn so với người tin rằng ung thư là sự trừng phạt xuất phát từ sự giận dữ của Chúa.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn về sự liên quan dài lâu giữa tôn giáo và sức khỏe và liệu rằng các dịch vụ sức khỏe có nên bổ sung thêm sự trợ giúp của niềm tin tôn giáo.
“Thêm vào đó, một vài bệnh nhân còn phải vật lộn với tôn giáo hoặc ý nghĩa của căn bệnh ung thư về khía cạnh thuộc linh, điều này thường xảy ra”, bác sĩ Heather Jim của viện ung thư Moffitt cho biết. “Cách họ giải quyết sự tranh chiến có thể ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe, nhưng nhiều nghiên cứu cần phải được thật hiện để hiểu rõ hơn và giúp đỡ những bệnh nhân này”.
Mặc dù bản báo cáo về ung thư này được xem là nghiên cứu có tính toàn diện đầu tiên, ý tưởng rằng đức tin và thể trạng vật lý cũng như sức khỏe tâm lý được liên kết với nhau là không quá mới.
Một nghiên cứu vào năm 2010 được công bố trên tờ Liver Transplantation từng chỉ ra rằng những người tích cực “tìm kiếm Chúa” (bất kỳ tín ngưỡng nào) có tỉ lệ sống xót cao hơn so với những người không có niềm tin tín ngưỡng.
Bác sĩ Franco Bonaguidi, người đứng đầu của nghiên cứu này, cho biết rằng những bệnh nhân cấy ghép gan tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ từ Chúa và tin tưởng hoàn toàn vào niềm tin của mình đều có “tỉ lệ sống xót sau khi cấy ghép cao hơn so với những người bình thường”.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng nếu tích cực tìm kiếm Chúa, đức tin của bệnh nhân đạt sức mạnh to lớn hơn sẽ giúp có một tác động tích cực lên sự sống xót của bệnh nhân”, ông nói.
Tương tự như những nghiên cứu nêu trên, một bản báo cáo công bố năm ngoái trên tờ Bristish Journal chỉ ra rằng niềm tin tôn giáo có thể là sự dự đoán chính xác nhất cho một đời sống dài và khỏe mạnh. Nghiên cứu này nói rằng đức tin giúp giảm nguy cơ bị đau tim xuống còn 2/3 và cũng cải thiện tỉ lệ sống xót qua các cơn đột quỵ hoặc ung thư.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tin Chúa thì có tốc độ hồi phục nhanh hơn và người bị tâm thần phân liệt cũng có biểu hiện tốt hơn, tỉ lệ nghiện rượu và thuốc phiện được giảm thiểu.
“Đức tin nơi Chúa là một có liên quan đến tất cả các loại bệnh tật”, bác sĩ Richard Scott kết luận.
hoithanh.com
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment